Quy trình sơn gỗ gốc nước có dễ không? Cách thực hiện như thế nào?

 Quy trình sơn gỗ gốc nước có dễ không, có thể thực hiện tại nhà không là câu hỏi mà nhiều khách hàng thắc mắc khi lựa chọn sơn gỗ gốc nước cho các sản phẩm của mình/ Chính vì thế để giúp bạn giải đáp thắc mắc này, trong bài viết dưới đây Vatlieunha.vn sẽ hướng dẫn quy trình sơn gỗ gốc nước vô cùng đơn giản và một số lưu ý quan trong trong quá trình sơn mà bạn nên biết

1. Quy trình sơn gỗ gốc nước có dễ không?

Quy trình thi công sơn gỗ hệ nước Lotus rất đơn giản và dễ hơn rất nhiều so với quy trình sơn PU hoặc sơn gỗ gốc dầu. Do sơn gỗ gốc nước là sơn một thành phần nên khi sử dụng không cần phải pha chế với dung môi mà có thể sử dụng trực tiếp luôn trên bề mặt gỗ chính vì thế quy trình sơn gỗ bằng sơn gốc nước vô cùng đơn giản, dễ thực hiện với ba bước chính là:

Bước 1: Lau phủ màu cho bề mặt gỗ

Trước khi lau phủ màu thì bạn lên làm sạch để mặt gỗ bằng cách chà nhám, loại bỏ bụi, dầu mỡ và tạp chất khác.

Tiếp theo, sử dụng sơn phủ màu hệ nước như của Lotus để tạo màu cho bề mặt gỗ bằng  công cụ như cọ hoặc khăn sạch, thấm sơn và lau đều trên bề mặt theo các đường vân gỗ. Để cho kết quả tốt nhất, hãy để sơn phủ màu thẩm thấu vào gỗ từ 2 - 3 giờ và khô hẳn trước khi tiến hành bước tiếp theo. vatlieunha.vn

Bước 2: Sơn 2 lớp lót và chà nhám cho bề mặt gỗ

Áp dụng lớp lót đầu tiên sau khi lớp phủ màu đã khô hoàn toàn. Lớp lót tăng độ bám và chuẩn bị bề mặt cho lớp sơn chính.

Chờ lớp lót khô và sử dụng giấy nhám để chà nhám bề mặt. Quy trình này giúp đảm bảo bề mặt mịn màng và tăng độ bám dính cho lớp sơn tiếp theo.

Sau khi lớp lót thứ hai đã khô hoàn toàn, sử dụng giấy nhám mịn để chà nhám bề mặt gỗ. Chà nhám nhẹ nhàng và đều khắp bề mặt để loại bỏ bất kỳ vết nổi hay bề mặt không mịn nào.

Bước 3: Sơn bóng từ 1 - 2 lớp

Cuối cùng, sơn lớp sơn bóng để mang lại vẻ đẹp và độ bóng cho bề mặt gỗ.  Đảm bảo lớp sơn được thoa đều và mịn trên toàn bộ bề mặt gỗ.

Nếu muốn độ bóng cao hơn, sau khi lớp sơn bóng đầu tiên đã khô hoàn toàn, bạn có thể tiếp tục áp dụng lớp sơn bóng thứ hai.

Nên dùng súng phun cho lớp bóng cuối cùng để bề mặt gỗ mịn và đều, nếu vật dụng nhỏ có thể dùng cọ, tuy nhiên thành phẩm dễ bị để lại những đường vân.

2. Cần lưu ý gì trong quy trình sơn gỗ gốc nước không?

Trong quy trình sơn gỗ gốc nước, có một số điều bạn cần lưu ý để đảm bảo kết quả sơn tốt và bền vững.

  • Chuẩn bị bề mặt gỗ: Trước khi bắt đầu sơn, đảm bảo bề mặt gỗ được làm sạch, khô ráo và không có bụi, dầu mỡ hoặc tạp chất khác. 

  • Sử dụng đúng sản phẩm: Chọn sơn gỗ gốc nước chất lượng cao và phù hợp với loại gỗ bạn đang sử dụng. Đồng thời đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo bạn sử dụng sản phẩm đúng cách.

  • Áp dụng nhiều lớp mỏng: Thay vì áp dụng một lớp sơn dày, hãy áp dụng nhiều lớp mỏng. Điều này giúp lớp sơn khô nhanh hơn và giảm nguy cơ xuất hiện vết chảy hay vết nhòe. Bạn có thể chà nhám nhẹ giữa các lớp sơn để tạo bề mặt mịn màng.

  • Đảm bảo đủ thời gian khô: Đảm bảo từng lớp sơn và lớp lót được chờ khô hoàn toàn trước khi áp dụng lớp kế tiếp.Không nên vội vàng sử dụng sản phẩm trước khi lớp sơn hoàn toàn khô, để tránh gây tổn thương cho bề mặt sơn.

Quy trình sơn gỗ gốc nước không hề khó như bạn nghĩ mà nó vô cùng dễ dàng để tự thực hiện. Vì thế, nếu bạn muốn thay áo mới cho các đồ nội thất trong nhà hoặc sơn mới cho các sản phẩm đồ gỗ hãy sử dụng sơn gốc nước để vừa có một nước sơn đẹp, vừa đảm bảo độ an toàn khi sử dụng


Comments

Popular posts from this blog

Nên mua giống ở đàn hương ở đâu thì uy tín nhất

Website cho download full tốc độ để tải game