Hạt giống cà phê năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt

Hiện nay nhu cầu thay thế các giống cà phê cũ đang được bà con nông dân đặc biệt quan tâm bởi vườn cà phê già cỗi không mang lại năng suất cũng như chất lượng ngày một sút kém, cây mắc bệnh nhiều khiến chúng ta mất rất nhiều công chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế lại không cao.

Sau một thời gian nghiên cứu và tuyển chọn thì hiện nay Viện EaKmat đang có tới 11 giống cà phê vối và 2 giống cà phê chè mang lại năng suất, chất lượng cũng như khả năng thích hợp với điều kiện khí hậu các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận để đáp ứng cho nhu cầu thay thế các giống cà phê cũ cho bà con nông dân.

Giới thiệu chung về hạt giống cà phê.



Tất cả các giống cà phê như TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13 đều có khả năng sinh trưởng tốt, chống chịu sâu bệnh cao đồng thời khả năng phân cành nhiều giúp cây cho năng suất ổn định từ 4.5 đến 7 tấn cà phê nhân trên một ha. Kích cỡ hạt cà phê cũng được cải thiện tối đa với khối lượng 100 hạt nhân đạt từ 17 đến 23g, tăng nhiều hơn so với các giống cũ. Đặc biệt là những giống cà phê mới được nghiên cứu đều có khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao, đảm bảo cây được sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Để đáp ứng cho nhu cầu trồng cà phê thay thế cho bà con, hiện nay Viện EaKmat đã sản xuất và cung cấp ra thị trường khoảng 20 tấn hạt lai đa dòng để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cải tạo và thay thế các vườn cà phê già yếu bằng các giống mới.

Kỹ thuật lấy hạt giống cà phê.

Cà phê vối là một cây thụ phấn chéo bắt buộc chính vì vậy việc sản xuất giống thuần chủng thường rất khó khăn, nên Viện Eakmat đã kết hợp cung cấp các hạt giống cà phê lai từ 2 hoặc đa dòng với nhau. Những cây bố mẹ của giống đa dòng này đều được nhân giống bằng phương pháp vô tính từ những cây bố mẹ thuần chủng trước đó.

Khi trồng thì được tiến hành xếp xen kẽ nhau để đảm bảo sự thụ phấn chéo được diễn ra mạnh mẽ nhất. Những vườn cà phê được dùng để nhân giống đều được cách ly với những vườn cà phê vối khác nên tất cả những gen di truyền của đòng đều được kiểm tra kĩ lưỡng. Thông thường kích thước của hạt cà phê giống thường lớn nhờ kích thước hạt của cây mẹ lớn.

Để lấy quả cà phê để chế biến làm hạt giống chúng ta cần phải chú ý hơn về độ chín của quả cà phê. Chỉ thu hái quả khi chúng đã chín đỏ tươi, quả chín sinh lý đầy đủ, Không hái những quả chín non, chín ép hay quá chín, những quả khô hay bị dị dạng, cây cà phê đang mang bệnh đều không được dùng để lấy hạt giống.

Những hạt cà phê sau khi thu hoạch cần tiến hành chế biến ngay để có thể trở thành hạt giống.

Chế biến hạt giống cà phê tốt nhất.

Quả cà phê sau khi thu hoạch thì cần sử dụng các loại máy xát đĩa, trống hoặc trục côn để có thể tách lớp vỏ quả bên ngoài nhanh chóng hơn. Nếu như số lượng quả ít trong quy mô nông hộ thì bà con có thể dùng chân để đạp và tách lớp vỏ qua ra ngoài.

Lớp vỏ quả sau khi được tách ra bạn sẽ thu được số hạt giống có lớp nhớt màu trắng xanh bám ở xung quanh bên ngoài hạt. Bạn cần đưa hạt vào những dụng cụ rộng để ủ hạt từ 12 đến 20 giờ cho lớp nhớt bên ngoài này được phân hủy đi. Trong quá trình ủ hạt cần tiến hành đảo trộn hạt thường xuyên, thông thường là khoảng 2- 3 lần để các lớp hạt được trộn đều. Nếu bạn muốn làm sạch lớp nhớt nhanh hơn có thể sử dụng các hóa chất như Na2C03, NaOH hoặc NH4OH với nồng độ từ 2- 3 % để làm sạch hạt.Sau khi ủ hạt cần tiến hành đãi sạch lớp nhớt ở bên ngoài. Hạt sau khi được làm sạch cần được để ở nơi râm mát và thoáng mát cho táo nước.

Bảo quản hạt cà phê giống khỏi sâu bệnh.

Hạt cà phê giống sau khi ủ thường rất nhanh sẽ mất sức nảy mầm vì tính ngủ nghỉ không được cao. Chính vì vậy bạn cần tiến hành gieo ươm hạt càng sớm càng tốt. Nếu không gieo ươm hạt thì trong khoảng từ 7 đến 15 ngày là hạt mất sức nảy mầm hoàn toàn.

Nếu hạt giống cà phê chưa dùng để ươm ngay thì bà con nên bảo quản hạt giống ở những nơi thoáng mát, nên tiến hành rải hạt trên các dụng cụ như nong, nia, liếp đan hoặc nền xi măng khô ráo để giúp hạt duy trì sức nảy mầm cao nhất.

Trong quá trình bảo quản hạt bà con cần chú ý kiểm tra dụng cụ bảo quản thường xuyên để kịp thời phát hiện những hạt bị sâu mọt, có lỗ mọt. Hạt bị bong tróc hoặc chuyển sang màu đen hay có nấm mốc đều là những hạt đã mất khả năng nảy mầm.

Cần chú ý duy trì bảo quản hạt ở nhiệt độ từ 22 đến 25 độ C, độ ẩm không khí từ 85 đến 90% và độ ẩm của hạt đạt từ 20 đến 22 %. Nếu hạt được bảo quản trong điều kiện tốt như thế này thì tỷ lệ của hạt có thể duy trì đến 3 tháng với tỷ lệ nảy mầm khoảng 80% trở lên.

Sau 3 tháng bảo quản mà hạt không được sử dụng thì tỷ lệ nảy mầm sẽ bị giảm sút và hạt thường khó nảy mầm hơn nên bà con cần chú ý kĩ quá trình bảo quản hạt.

Vận chuyển hạt.

Khi vận chuyển hạt giống bà con nên chú ý đựng chúng trong những bao đay, bao dệt bằng PE để đảm bảo duy trì được độ ẩm của hạt. Một bao không nên vận chuyển quá 30 ký hạt cà phê giống.

Phương tiện vận chuyện nên trang bị mui che mưa và che nắng để hạt chế bốc thoát hơi nước quá nhanh. Phương tiện vận chuyển thoáng mát và sạch sẽ.

Trong quá trình vận chuyển hạt không nên để hạt bị hấp hơi, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong bao đựng không được để hạt quá nóng. Nếu nhiệt độ của bao lên khoảng 40 độ C thì cần cho hạt ra ngoài để tạo độ thông thoáng.
Trong quá trình vận chuyển hạt cà phê giống bạn nên sử dụng thêm các loại thuốc trừ nấm dạng bột như Benomyl, Captan hoặc Benlat trộn đều với hạt giống để phòng trừ không để hạt nhiễm bệnh.

Comments

Popular posts from this blog

Quy trình sơn gỗ gốc nước có dễ không? Cách thực hiện như thế nào?

Nên chọn loại sầu riêng thái của cơ sở nào tốt

Nên mua giống ở đàn hương ở đâu thì uy tín nhất